Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU, XE NÂNG GAS, XE NÂNG XĂNG

Việc bảo dưỡng xe nâng trong quá trình sử dụng là rất quan trọng, nó giúp tăng tuổi thọ của thiết bị, đảm bảo hiệu quả công việc.
- Vệ sinh lọc gió (sau khi sử dụng khoảng 70 giờ).
- Thay nhớt máy sau khi sử dụng liên tục 170 giờ (giờ hiển thị ở đồng hồ tắp lô xe).
- Nhớt máy là nhớt 40. Thay 8 lít nhớt cho một lần thay.
- Sau hai lần thay nhớt máy là một lần thay lọc nhớt.
- Sử dụng liên tục khoảng 1.000 giờ  thay lọc dầu một lần.
- Sử dụng khoảng 20.000 giờ, chúng ta kiểm tra nhớt thủy lực nếu thấy nhớt bị đổi thành màu đen thì chúng ta thay nhớt thủy lực. Nhớt thủy lực là nhớt 10. Thay khoảng 50 lít.
- Nhớt hộp số là nhớt 90. Sau khi sử dụng khoảng 20.000 giờ ta thay nhớt hộp số (Nhớt hộp số chung nhớt cầu).
- Dầu thắng là dầu 3-2. Chúng ta phải thường xuyên kiểm tra dầu thắng nếu thấy dầu đổi màu thì chúng ta cần thay dầu thắng.
- Sau mỗi lần bảo dưỡng xe chúng ta phải bơm mỡ cho xe và vô nhớt xích nâng, đồng thời phải vô mỡ cho tất cả bạc đạn bánh xe.

Mỗi buổi sáng trước khi vận hành xe nâng chúng ta cần phải kiểm tra thường xuyên :
- Kiểm tra nhớt máy.
- Kiểm tra nước ở két nước.
- Kiểm tra dầu thắng.
- Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, kèn…
- Kiểm tra hệ thống ống nhớt thủy lực, các xích nâng, …

Hàng tuần, chúng ta nên rửa xe, sau đó bơm thêm mỡ bò ở những đầu vú mỡ, làm mềm xích nâng bằng nhớt. Đồng thời, xiết lại toàn bộ các ốc vít gắn trên xe vì sau 1 tuần hoạt động, có thể các ốc vít này đã bị lỏng.

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

KINH NGHIỆM LỰA CHỌN CHO NGƯỜI MUA XE NÂNG ĐÃ QUA SỬ DỤNG - XE NÂNG CŨ

Mua xe nâng đã qua sử dụng lả lựa chọn của rất nhiều khách hàng, doanh nghiệp. Phương án mang tính kinh tế cao, tiết kiệm chi phí nhưng cần người mua có kinh nghiệm lựa chọn những hàng hàng hóa phù hợp nhu cầu, đảm bảo chất lượng hiệu quả sử dụng. Sau đây là 1 số chia sẻ về kinh nghiệm lựa chọn xe nâng cũ:
1. Xác định rõ nhu cầu sử dụng xe nâng bao gồm
  • Hàng hóa bạn muốn nâng là gì, kiểu đóng gói như thế nào: đóng thành từng khối, kiện lớn hay đóng theo thùng,... Tùy từng loại khác nhau mà có lựa chọn về loại xe, loại càng khác nhau ( càng nâng/ càng kẹp,...)
  • Trọng tải nâng thực tế: Trọng tải hàng hóa thực tế trong 1 lượt nâng, Lưu ý là thông thường các tải trọng xe chỉ được tính trên tâm tải 500 mm (Load center).
  • Kích thước kiện hàng/ kích thước pallet:
     Để xác định chiều dài càng nâng và kích thước pallet sẽ liên quan tới tâm nâng của khối hàng
    Ví dụ: Pallet có kích thước RxD = 1,000×1,200 mm, nếu nĩa đâm chiều dài (1,200), thì tâm nâng của khối hàng sẽ là 500mm, tương tự với nĩa đâm chiều ngắn, tâm nâng sẽ là 600mm.
    Điều này rất quan trọng vì tâm nâng hàng hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tải trọng nâng của xe nâng hàng. Ví dụ, 1 xe 2,5 tấn, khung V nâng cao 3m, tại tâm nâng 500 sẽ nâng được 2,500kg, nhưng với tâm nâng 600mm thì xe chỉ nâng được 2,260kg
  • Chiều cao nâng thực tế
  • Chiều cao cửa ra vào nhà xưởng, chiều cao trần nhà, chiều rộng lối đi
  • Loại xe bạn dự định mua: xe nâng điện, xe nâng dầu, xe nâng xăng/ gas. Điều này tùy theo tính chất và mục địch sử dụng trong từng trường hợp cụ thể:
    - Xe nâng điện: trọng tải nâng thường từ 1 - 1.5 tấn, chiều ngang lối đi khoảng 3900mm đối với xe nâng điện 4 bánh và 3400mm đối với xe nâng điện 3 bánh (pallet 1000 x 1200 mm).Ưu điểm của xe điện là tiết kiệm nhiên liệu, không phát ra tiếng ồn,không ô nhiễm môi trường, nhưng cũng có nhược điểm là thời gian hoạt động ngắn ( nhỏ hơn 8h/ ngày) và phải thay bình sau thời gian 4 - 6 năm sử dụng.
    - Xe nâng dầu, gas, xăng: sử dụng được liên tục thời gian dài, phù hợp khi sử dụng ngoài trời.
    - Xe nâng điện đứng lái: ưu điểm là hoạt động được trong không gian hẹp, chiều rộng lối đi khoảng 2700mm =>> làm tăng hiệu quả sử dụng kho bãi, thường sử dụng cho hệ thống kệ selective hoặc dive - in. Nhưng vì bánh xe nhỏ nên khá kén địa hình, ít sừ dụng ngoài trời hơn.
  • Hiệu xe và niên đại xe bạn dự định trang bị:
    - Mỗi hãng sản xuất thường có 1 thế mạnh riêng nhưng, có những doanh nghiệp, khách hàng chỉ muốn chọn 1 hiệu nhất định nào đó.Nhưng theo chúng tôi, khi xác định mua xe nâng đã qua sử dụng thì điều cần quan tâm nhất là chất lượng còn lại của xe, độ zin của thiết bị, vf dù đó là 1 thương hiệu nổi tiếng nhưng nếu chất lượng còn lại quá kém, hoặc đã qua nhiều lần sửa chữa, dộ chế chi tiết thì trong quá trình sử dụng sẽ bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và việc sản xuất của doanh nghiệp.
    - Niên đại xe bạn chọn: điều này bị chi phối bởi ngân sách dự toán cho việc mua xe nâng, qui mô doanh nghiệp và thuộc tính sử dụng. Thường xe niên đại cao hơn thì sẽ tốt hơn, thời gian khấu hao thiết bj dài hơn
2. Kiểm tra xem xét thực tế chi tiết:
Khi lựa chọn xe nâng  bạn nên xem xét càng chi tiết càng kỹ lưỡng càng tốt
  • Xem xét các chi tiết:
    - Kết cấu xe có bị móp méo không
    - Bánh xe mòn  nhiều không
    - Càng nâng có nứt, gãy, mòn quá qui định không
    - Đèn, còi, xi nhan, kiến chiếu hậu có hư hỏng không
    - Đề còn tốt không
    - Xi lanh thủy lực có bj xì nhớt hay không?
  •  Đánh giá động cơ
    Nổ máy: lắng nghe tiếng nổ của động có, tiếng lóc cóc trong động cơ để dựa theo đó mà đánh giá.
    - Đối với xe nâng dầu: chúng ta cũng cần quan tâm thêm tiếng động dầu trong bộ van điều khiển, thực hiện hàng loạt các thao tác mà chúng ta nghe thấy tiếng dầu réo to hơn, thì điều đó chứng tỏ con trượt đã bị mòn. Phần này nó quyết định ít nhiều đến giá cả của xe nâng nhé
    - Đối với xe nâng điện: chúng ta kiểm tra phần bình điện. Thông thường việc kiểm tra chất lượng còn lại của bình điện đòi hỏi chuyên môn cao.Tuy nhiên bạn cũng có thể dựa theo 1 số đặc điểm sau để dánh giá:  các chân bình có khô hay không, dung dịch trong bình có bị đục không, Ngoài ra, đơn vị chào bán xe cho bạn có nhiều xe nâng điện cùng loại hay không? Có dự trữ bình sẵn hay không!?
  • Thử tải: khi thử tải các bạn nên thử cả tải tĩnh và tải động nhé.
  • Cho xe nâng hạ tải nhanh đột ngột, xem cơ cấu ga tự động có còn hoạt động tốt không. Khi nâng lên, nếu thấy hiện tượng giật, thì ráng trả giá phần đó nếu bạn chấp nhận sử dụng xe nâng với kiểu đó. Cổ Pisston nâng hạ phải khô ráo, không trầy xước
  • Kiểm tra dầu có chảy ra từ hệ thống thủy lực không? Có thể thử bằng phương pháp thẩm thấu: lấy cục phấn trà lên những chỗ nghi sẽ rỉ dầu, sau quá trình thử tải tĩnh và động, bạn hãy xem tại những vị trí này có hiện tượng dầu chảy ra không?
  • Bạn chú ý cái chén cao su tổng hợp ( làm kín piston ống ben) và mấy cái Joint làm kín. Trong môi trường làm việc nặng nhọc và bụi bặm, các chi tiết này rất dễ mòn. Dẫn đến chảy dầu và giảm sức nâng hàng.
  • Bạn nên lưu ý xem con heo dầu có phổ biến trên thị trường bán hàng cũ không? Vì đây là thiết bị hay bị hư nhất.
  • Hiệu xe mà bạn dự định mua có phổ thông hay không, có dễ sửa chữa hay tìm kiếm phụ tùng thay thế hay không
Một điều cũng rất quan trọng đó là Nhà cung cấp thiết bị cho bạn có uy tín không, Thiết bị có giấy tờ xuất xứ rõ ràng không, đội ngũ kỹ thuật có đầy đủ không, có trình độ chuyên môn cao hay không,  chất lượng dịch vụ tốt không?

Điều quan trọng nữa là Của bền do người, nếu chúng ta không thực hiện thường xuyên việc bảo dưỡng định kỳ thiết bị, thì cho dù hàng mới cũng khó bền. Tuy nhiên với những thiết bị mà chất lượng còn lại không nhiều, nhưng với một chương trình hoạt động, nghỉ ngơi và bảo dưỡng hợp lý, tuổi thọ của thiết bị và độ hiệu quả hoạt động sẽ tăng lên rất nhiều!.


Trên đây là những kinh nghiệm thu thập được trong nhiều năm là Nhà cung cấp xe nâng tại thị trường Việt Nam và Nhật Bản. Mong sẽ giúp ích các bạn lựa chọn được những chiếc xe ưng ý nhất, Chúc Quý Doanh nghiệp ngày càng phát đạt!

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI XE NÂNG HÀNG

Xe nâng hàng có nhiều loại khác nhau: xe nâng điện 3 bánh, xe nâng điện 4 bánh, xe nâng điện đứng lái, xe nâng dầu, xe nâng gas/ xăng,... Mỗi xe có những ưu và nhược điểm khác nhau. Cụ thể:
1. Xe nâng điện 
  • Ưu điểm:
    - Tiết kiệm được chi phí nhiên liệu do sử dụng điện rẻ hơn nhiều so với câc loại nhiên liệu khác
    - Hầu như không có tiếng ồn và khí thải, thích hợp với các công ty sản xuất thực phẩm và các công ty có chứng nhận ISO14001
    - Dễ bảo dưỡng, vì ngoài bình điện cần châm nước thường xuyên và hệ thống thủy lực, xe nâng điện không yêu cầu bảo dưỡng định kỳ thêm bất cứ hạng mục nào khác
  • Nhược điểm:
    - Thời gian sử dụng ngắn (nhỏ hơn 8h), thông thường xe nâng điện chỉ phù hợp sử dụng cho ca làm việc 8h/ngày. Nếu cần sử dụng hơn thời gian đó cần phải có bình xạc dự phòng cũng như hệ thống pa-lăng để thay thế bình điện.
    - Cần không gian hoạt động rộng ( 3,4m đối với xe 3 bánh và 3,9m đối với xe 4 bánh)
    -Trong hầu hết các trường hợp, nếu môi trường làm việc có độ dốc cao, xe nâng điện thường xuyên bị hư các con CÔNG SUẤT và đồng thời tuổi thọ bình điện giảm đáng kể.
2. Xe nâng điện đứng lái: 
  • Ưu điểm: sự dụng tốt trong không gian hẹp ( khoảng 2,7m), phù hợp sử dụng cho hệ thống kho có sử dụng kệ chứa hàng
  • Nhược điểm: Ngoài những nhược điểm chung của xe điện thì xe điện đứng lái chỉ thích hợp sử dụng nền kho  bằng phẳng,  vì bánh xe nhỏ nên rất khó xoay trở trên mặt phẳng gồ ghề. Ngoài ra khi hoạt động ở môi trường quá rộng thì phần tiêu hao cho bánh xe rất đáng kể
3. Xe nâng dầu:
  • Ưu điểm:
    - Phổ biến, dễ sửa chữa
    - Thời gian làm việc được lâu, có thể làm việc liên tục 3 ca mà không làm giảm hiệu suất công việc.
    - Có thể làm việc trong nhiều điều kiện về môi trường, phạm vi làm việc rộng
  • Nhược điểm:
    - Tiếng ồn động cơ và lượng khí thải thải ra nhiều.
    - Xoay trở trong phạm vi hẹp yếu. Thông thường, 1 chiếc xe nâng dầu (xăng gas) 2,5 tấn cần 1 khoảng 3,985 mm để có thể quay ngang 90°  với Pallet hàng kích thước 1,000 x 1,100 mm
4. Xe nâng xăng: Tương tự như xe nâng dầu nhưng lượng khi thải và tiếng ồn giảm hơn nhiều so với xe nâng dầu cùng loại
5. Xe nâng gas: tương tự như xe nâng xăng nhưng chi phí nhiên liệu cao =>> tăng chi phí sản xuất